Vài nét về Quận Gò Vấp

Vài nét về Quận Gò Vấp
Ngày đăng: 03/11/2020 04:53 PM

    Lịch sử hình thành

    Theo sổ sách ghi lại thì Quận Gò Vấp có trên bản đồ từ thời chúa Nguyễn, đến ngày 03/05/1975 sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản thủ đô đã giải thể quận Gò Vấp cũ theo Nghị quyết của BCH Đảng bộ, Đảng Lao động Việt Nam Sài Gòn – Gia Định.

    Đến ngày 20/05/1976, quận Gò Vấp được tái thành lập theo Quyết định số 301/UB của UBND Cách mạng thành phố SG – GĐ, về việc tổ chức sắp xếp lần hai hành chính thành phố.

    Sau nhiều lần có sự thay đổi, đến ngày 23/11/2006 quận Gò Vấp được điều chỉnh địa giới và được phân chia thành 16 phường, giữ ổn định cho đến hôm nay theo Quyết định số 143/2006/NĐ-CP.

    Con đường Quang Trung vào những năm 1915-1930
    Quận Gò Vấp vào những năm 1915-1930

    Lịch sử tên gọi quận Gò Vấp có thuyết cho rằng đây là tên gọi của một vùng đất xưa kia trồng nhiều cây Vấp (tên gọi khác trong tiếng Chăm là Krai). Nhiều người lại cho rằng, sở dĩ nó có tên như vậy là bởi trước kia đây là vùng đất cao, được gọi là gò đất nên đi dễ bị té, từ đó kết hợp lại tạo thành tên Gò Vấp.

    Tuy nhiên, tất cả những ý kiến trên đều là giả thiết, hiện chưa có một lời giải chính xác về tên gọi vốn có của nó.

    Mã hành chính quận Gò Vấp: 764

    Vị trí

    Là một quận nội thành nằm ở phía Bắc và Tây Bắc của TP.HCM, vị trí Gò Vấp có các hướng tiếp giáp như sau:

    Hành chính

    Hành chính quận Gò Vấp được phân chia thành 16 phường, được đánh số thứ tự từ 1 đến 17. Trong đó phường 10 là trung tâm của quận và không có phường 2.

    Chú thích: DT: diện tích; DS: dân số (số liệu năm 1999)

    Thông tin quy hoạch

    Theo quy hoạch quận Gò Vấp sẽ gồm 16 khu vực, với chức năng và nhiệm vụ của mỗi khu sẽ khác nhau. Cụ thể:

    Khu trung tâm: được bố trí ở trung tâm quận, với trung tâm hành chính tại số 19 Quang Trung, trung tâm văn hóa tại đường Lý Tự Trọng. Gồm các công trình trường học, cơ sở sinh hoạt tập trung của các đoàn, hội.

    Công nghiệp: gồm 3 cụm tập trung tại các phường 5, 11 và 12, còn lại các mô hình công nghiệp nhỏ khác được bố trí xen kẽ trong khu dân cư.

    Khu dân cư: khu 1 với 174 nghìn người, khu 2 với 144 nghìn người, khu 3 với 92 nghìn người.

    Công viên cây xanh – thể thao: xây dựng khu du lịch phường 17, cải tạo công viên Gia Định…

    Giao thông: Vành đai lộ giới 60m được nắn tuyến theo quy hoạch của thành phố, không đi qua Quân y viện 175.

    Nhà ở: mỗi phường có từ 1-4 cụm, tại các phường 3,5,11,12,15 và 17.

    Giáo dục: phường 16 xây trường mầm non và THCS; phường 5 xây trường THPT. Đồng thời cải tạo một số cơ sở giáo dục khác.

    Y tế: cải tạo mở rộng trung tâm y tế phường 15, 12.

    Văn hóa – thông tin: nâng cấp nhà văn hóa thông tin phường 7 và trung tâm sinh hoạt thanh niên phường 16.

    TM-DV: xây dựng trung tâm thương mại ở ngã 6 Gò Vấp và khu Hạnh Thông Tây.

    Cấp nước: vận hành nhà máy nước ngầm phường 11.

    Thoát nước: khai thông các tuyến thoát nước, xây dựng cống nước đến khu xử lý của quận.

    Đầu tư: Khu du lịch phường 17, khu công viên xanh ấp Doi phường 15 và KCN tập trung phường 12.

    Với những gì đã thể hiện được trong thời gian vừa qua, cho thấy trong tương lai quận Gò Vấp sẽ trở thành một khu vực phát triển bậc nhất, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của thành phố.

    Để biết thêm thông tin về nhà đất thổ cư, thông tin về nhà đất, các dự án đã đang và sẽ triển khai tại quận Gò Vấp. Qúy khách vui lòng liên hệ chuyên viên tư vấn để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

    Bài viết khác: